Lịch sử Abkhazia

Lịch sử ban đầu

Giữa thế kỷ 9 và 6 TCN, lãnh thổ mà nay là Abkhazia là một phần của vương quốc Colchis ("Kolkha")[25] của người Gruzia cổ đại[26][27][28] kingdom of Colchis. Vương quốc này sau đó bị sáp nhập vào Vương quốc Egrisi năm 63 TCN, vương quốc được các tác giả Byzantine gọi là "Lazica" và được người Ba Tư gọi là "Lazistan", đặt theo tên của bộ tộc Laz.[29][30]

Từ năm 1000 đến 550 TCN, người Hy Lạp đã thành lập nên các thuộc địa thương mại dọc theo bờ biển của biển Đen, đặc biệt là ở PitiuntDioscurias, mà nay trở thành thủ đô của Abkhazia. Người Hy Lạp đã phải chạm trán với các bộ tộc hiếu chiến bản địa mà họ gọi là Heniochi.[cần dẫn nguồn] Các tác giả cổ đại mô tả các sắc dân khác nhau sống trong khu vực với vô số các ngôn ngữ mà họ nói.[cần dẫn nguồn] Arrian, PlinyStrabo đã có các ghi chép về người Abasgoi[31] (thường được coi là tổ tiên của người Abkhazia ngày nay) và người Moschoi (thường được coi là tổ tiên của người Meskhetia ngày nay) ở đâu đó tại Abkhazia ngày nay ven bờ đông của biển Đen.

Đế quốc La Mã đã chinh phục Egrisi vào thế kỷ 1 và cai quản lãnh thổ này cho đến thế kỷ thứ 4, sau đó lãnh thổ được một mức độ độc lập nhất định, song vẫn nằm dưới phạm vi ảnh hưởng của Đế quốc Byzantine. Mặc dù thời điểm chính xác của sự kiện dân cư Abkhazia cải sang Ki-tô giáo chưa được xác định rõ, song Tổng giám mục Pitius đã tham gia Hội đồng Giáo hội đầu tiên vào năm 325 tại Nicaea.[cần dẫn nguồn]

Đến cuối thập niên 690, lãnh thổ Abkhazia trở thành một công quốc dưới quyền đế chế Byzantine. Anacopia là thủ đô của công quốc. Quốc gia này có hầu hết cư dân là người Ki-tô giáo và trụ sở của Tổng giám mục là Pityus.[25] Một cuộc xâm nhập của người Ả Rập vào Abkhazia đã bị Leon I cùng với các đồng minh người Egrisi và Kartli đẩy lui vào năm 736.

Sau khi thu được Egrisi thông qua một liên minh triều đại vào thập niên 780[32] Abkhazia đã trở thành thế lực thống trị trong khu vực và Vương quốc Abkhazia, cũng gọi là Vương quốc Egrisi hay Vương quốc của người Abkhaz, đã được thành lập. Trong thời gian này, tiếng Gruzia đã thay thế tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ văn học và văn hóa.[33] Vương quốc đã phát triển rực rỡ từ năm 850 đến 950 cho đến khi nó sáp nhập những phần quan trọng thuộc miền Đông Gruzia, bao gồm cả Tbilisi. Sau đó là một giai đoạn bất ổn kéo dài, kết thúc với việc Abkhazia và các nhà nước ở miền Đông Gruzia được thống nhất dưới một nền quân chủ Gruzia, do Vua Bagrat III trị vì (ông được an táng tại Ti viện Bedia thuộc huyện Tkvarcheli của Abkhazia) và cuối thế kỷ 10 và đầu thế kỷ 11.

Đến thế kỷ 16, sau khi Vương quốc Gruzia tan rã, một Công quốc Abkhazia tự trị đã nổi lên, do triều đại Shervashidze cai trị (cũng được gọi là Sharvashidze, hay Chachba).[cần dẫn nguồn] Từ thập niên 1570, khi Hải quân Ottoman chiếm giữ pháo đài Tskhumi, Abkhazia nằm dưới ảnh hưởng của đế quốc OttomanHồi giáo. Dưới sự cai trị của Ottoman, phần lớn cư dân Abkhazia đã cải sang Hồi giáo. Công quốc giữ lại quyền tự chủ có giới hạn bên trong đế chế Ottoman, và sau đó là bên trong đế quốc Nga, song cuối cùng đã bị sáp nhập và đế quốc Nga năm 1864.[25]

Abkhazia bên trong Đế quốc Nga và Liên Xô

Abkhazia năm 1899

Vào đầu thế kỷ 19, người Nga và người Ottoman ganh đua để nắm quyền kiểm soát khu vực Kavkaz. Những người cai trị Abkhazia đầu tiên đã cố gắng lập quan hệ với Nga là Keilash Bey vào năm 1803, một thời gian ngắn sau khi miền Đông Gruzia bị sáp nhập vào nước Nga Sa hoàng (1801). Tuy nhiên, xu hướng ủng hộ Ottoman vẫn chiếm ưu thế trong một thời gian ngắn sau khi ông bị con trai-Aslan-Bey ám sát vào ngày 2 tháng 5 năm 1808. Ngày 2 tháng 7 năm 1810, lính thủy đánh bộ Nga đã xông vào Suhum-Kale và thay thế Aslan-Bey bằng người em trai đối địch-Sefer-Bey (1810–1821), người đã cải sang Ki-tô giáo. Abkhazia gia nhập vào đế quốc Nga với vị thế một công quốc tự trị. Tuy nhiên, George và những người kế vị ông ta chỉ có thể cai quản các khu phố tại Suhum-Kale và khu vực Bzyb. Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ tiếp theo đã nâng cao vị thế của Nga, khiến cho tầng lớp ưu tú Abkhaz thêm chia rẽ, chủ yếu là chia rẽ tôn giáo.

Sau đó, sự hiện diện của người Nga được củng cố và những người sống trên cao nguyên phía tây Kavkaz cuối cùng đã khuất phục Nga vào năm 1864. Quyền tự trị của Abkhazia, có chức năng như một "vùng đệm" ủng hộ Nga trong một khu vực phức tạp, đã không còn cần thiết đối với triều đình Nga hoàng và triều đại Shervashidze đã đi đến hồi kết; vào tháng 11 năm 1864, Công tước Michael bị buộc phải từ bỏ quyền lực của mình và đến sống tại Voronezh. Abkhazia được hợp nhất vào đế quốc Nga với vị thế là tỉnh quân sự đặc biệt Suhum-Kalem, năm 1883, trở thành một okrug thuộc Kutais Guberniya. Một số lượng lớn người Hồi giáo Abkhazia, cấu thành tới 40% dân cư, đã di cư đến đế quốc Ottoman từ năm 1864 đến 1878 cùng với những người Hồi giáo khác tại vùng Kavkaz.

Nhiều khu vực rộng lớn bỗng trở nên hoang vắng và người Armenia, người Gruzia, người Nga và các sắc dân khác sau đó đã di cư đến Abkhazia, tái định cư tại phần lớn các lãnh thổ bỏ trống.[34]

Bàn đồ đơn vị hành chính vùng Kavkaz Liên Xô 1957–1991 thể hiện Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Abkhazia (Abkhazskaya ASSR trong tiếng Nga) trong thành phần Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia

Cách mạng Nga năm 1917 đã dẫn đến việc hình thành nên một nước Gruzia độc lập (bao gồm Abkhazia) vào năm 1918. Chính quyền Menshevik Gruzia đã gặp phải nhiều vấn đề tại khu vực trong suốt thời gian tồn tại của nó bất chấp việc khu vực đã được trao quyền tự trị có giới hạn. Năm 1921, Hồng quân Bolshevik đã xâm lược Gruzia và kết thúc sự độc lập ngắn ngủi này. Abkhazia trở thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Abkhazia với tình trạng mơ hồ cộng hòa hiệp ước liên kết với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Gruzia.[35][36] Năm 1931, Joseph Stalin đã biến Abkhazia trở thành một cộng hòa tự trị (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết tự trị Abkhaz trong thành phần Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Gruzia.[25] Mặc dù có quyền tự trị trên danh nghĩa, nước cộng hòa này phải chịu sự cai quản trực tiếp một cách chặt chẽ từ chính quyền Trung ương Liên Xô. Trong thời gian lãnh đạo của Stalin và Beria, các trường học tiếng Abkhaz đã bị đóng cửa, trẻ em Abkhaz được yêu cầu phải học tiếng Gruzia.[37][38] Một lượng lớn người Nga đã di cư đến Abkhazia. Sau đó, trong thập niên 1950 và 1960, Vazgen I và nhà thờ Armenia đã khuyến khích và hỗ trợ cho những người Armenia di cư đến Abkhazia.[cần dẫn nguồn] Hiện nay, người Armenia là nhóm thiểu số đông thứ hai tại Abkhazia (gần bằng người Gruzia), mặc dù số lượng đã giảm đáng kể từ 77.000 theo điều tra năm 1989 xuống 45.000 theo điều tra năm 2003.

Sự đàn áp người Abkhaz kết thúc sau cái chết của Stalin[25] và Beria bị xử tử, người Abkhaz có được vai trò lớn hơn trong việc quản lý nước cộng hòa.[25] Như hầu hết các cộng hòa tự trị, chính phủ Xô viết khuyến khích phát triển văn hóa, đặc biệt là văn học.

Hậu Xô viết

Khi Liên Xô bắt đầu tan rã vào cuối những năm 1980, căng thẳng sắc tộc gia tăng giữa Abkhaz và Gruzia vì những động thái của Georgia hướng tới quá trình độc lập khỏi Liên Xô. Theo đó, nhiều người Abkhaz đã tích cực phản đối những động thái của Gruzia, họ lo sợ sự độc lập của Gruzia có thể dẫn đến việc xóa bỏ quyền tự trị của Abkhazia, thay vào đó họ đồng ý cho ý tưởng thiết lập Abkhazia là một nước cộng hòa Xô viết riêng biệt với quyền lãnh đạo riêng biệt. Tháng sáu năm 1988, một bài tuyên ngôn về việc bảo vệ sự đặc thù của người Abkhaz (được gọi là lá thư Abkhaz) đã được gửi đến lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Xung đột giữa Gruzia-Abkhaz đã trở thành cuộc xung đột bạo lực nghiêm trọng vào ngày 16 tháng 7 năm 1989 tại Sukhumi. Mười sáu người Georgia được cho là đã bị giết và 137 người khác bị thương khi thời điểm những người trên đang cố gắng đăng kí vào một trường đại học của Georgia thay vì một trường đại học của Abkhaz. Sau vài ngày xung đột bạo lực, quân đội Liên Xô đã tiến hành can thiệp và khôi phục lại trật tự ở khu vực và đổ lỗi cho các lực lượng dân tộc cực đoan đã kích động bạo loạn.

Vào tháng 3 năm 1990, Georgia tuyên bố chủ quyền, đơn phương vô hiệu hóa các hiệp định được chính phủ Liên Xô ban hành từ năm 1921 và do đó càng tiến gần hơn đến độc lập. Ngày 17 tháng 3 năm 1991, Cộng hòa Gruzia đã tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang về việc đổi mới Liên Xô được Gorbachev khởi xướng. Tuy nhiên, hơn 52% (tức 52,3%) dân số của Abkhazia (gần như chiếm toàn số dân không thuộc dân tộc Georgian) đã tham gia trưng cầu dân ý và được đại đa số phiếu bầu (98,6%) tán thành giữ lại Liên Xô. Và những người này sau đó cũng đã tiến hành tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý ngày 31 tháng 3 về vấn đề độc lập của Gruzia, vốn được ủng hộ bởi phần lớn dân tộc Georgia. Chỉ trong vòng vài tuần sau, Gruzia tuyên bố Độc lập vào ngày 9 tháng 4 năm 1991 dưới sự dẫn dắt của cựu lãnh đạo phe chống đối Xô Viết, Zviad Gamsakhurdia. Dưới thời Gamsakhurdia, tình hình tương đối ổn định ở Abkhazia và một thỏa thuận về việc chia sẻ quyền lực đã sớm đạt được giữa phe Abkhaz và Gruzia, trao cho Abkhaz quyền cử một đại diện nhất định trong cơ quan lập pháp địa phương.

Tuy vậy, chính quyền của tổng thống Gamsakhurdia đã sớm bị thách thức bởi các nhóm vũ trang đối lập dưới sự chỉ huy của Tengiz Kitovani, dẫn đến cuộc đảo chính quân sự vào tháng 1 năm 1992, buộc ông phải rời bỏ đất nước. Sau đó, cựu bộ trưởng ngoại giao Xô Viết và là " vị kiến trúc sư tạo nên sự sụp đổ của Liên Xô" - Eduard Shevardnadze được đưa lên làm "lãnh đạo quốc gia", trong một chính phủ vốn đã bị chi phối bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc Gruzia cứng rắn và bảo thủ. (TRONG QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Abkhazia http://www.today.az/print/news/georgia/58953.html http://dp.abhazia.com/konstitut.html http://www.abkhazworld.com/abkhazia/156-constituti... http://www.allsafetravels.com/linkdetailspage.aspx... http://www.allsafetravels.com/linkdetailspage.aspx... http://www.allsafetravels.com/linkdetailspage.aspx... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1358/Abk... http://www.caverbob.com/wdeep.htm http://books.google.com/books?id=GEl6N2tQeawC&pg=P... http://www.hurriyetdailynews.com/n.php?n=circassia...